Mình học được gì khi tập chơi C

Mình đã từng không giám chơi C vì sợ mọi người phát hiện ra là mình không thông minh…

Chơi C

Hồi mình còn nhỏ xíu mình hay qua nhà ông cụ hàng xóm, xem ông chơi cờ vua, hồi đó thấy thích lắm nhưng cũng chả hiểu là chơi như thế nào. Xin phép mãi mới được ông chỉ cho chơi, sau một thời gian thì cuối cùng mình cũng biết các quân cờ đi như thế nào. À vậy là xem chơi cờ có phần nào thú vị hơn, nhưng mà tuyệt nhiên mình cũng không giám chơi với ông, vì đơn giản mình nghĩ kiểu gì chả thua thì chơi làm gì đâu.
Lớn lên tiếp xúc với nhiều bộ môn giải trí hơn, mình cũng thấy vài đứa bạn chơi C vua, cũng tìm hiểu cách chơi để quan sát mọi người chơi, nhưng suốt cả hành trình 28 tuổi của mình, thì mình mới chơi ván cờ đầu tiên khoảng 6 tháng trước.

Sợ người ta phát hiện ra mình không thông minh

Từ khi còn học mẫu giáo tới khi đi làm công ty đầu tiên, ít nhiều thì mình cũng được nhận xét là “Thằng Thành thông minh”. Mình vui chứ, nhưng nó cũng là lý do mình không giám chơi C. Vì đâu đó trong hành trình nghĩ là mình “cũng thông minh đấy chứ” thì có những lúc mình ngoooo vkl. Và mỗi lần mình ngoo thì mình cũng chả muốn ai biết cả.
Đối với mình, chơi C là bộ môn mà ai cũng được marketing đây là trò chơi thuần về trí tuệ. Chà người “thông minh” như mình mà vào chơi thua sml thì chắc là xấu hổ lắm. Mỗi lần xem người khác chơi C là đâu đó trong đầu mình lại có một giọng nói “Thằng Thành thông minh vậy nó không chơi thì thôi, chứ chơi thì ác lắm”. Vậy là mình dặn dò cái tôi của mình là “Thành ơi, m không nên chơi C đâu, người ta biết mày ngoo đó 🫠”
Đa nhân cách khi chơi cờ
Đa nhân cách khi chơi cờ
Ấy vậy mà khoảng 6 háng trước được người anh rủ chơi C thì mình đồng ý. Thời điểm đó, mình thấy là “kiểu gì ông này cũng thông minh hơn mình, vậy thì sợ mọe gì mà không tự tin nhận mình ngoo. Right?”
Vậy là ván cờ đầu tiên bắt đầu như vậy! Nhờ vậy mà mình cũng học được một số thử thú vị khi tham gia bộ môn chơi C

It’s OK khi bạn không thông minh, miễn là bạn học hỏi

Từ khoảng khắc mình chơi xong ván cờ đầu tiên (à tất nhiên là bị củ hành muốn khóc rồi), nhưng mình thấy khá là thoải mái. Vì đơn giản mình không phải tỏ ra mình là một người thông minh, đi những nước đi tỏ ra nguy hiểm nhưng thực ra là vô hại.
Review lại những lần mình tỏ ra thông minh, đôi khi nó work, nhưng hầu hết là không. Có nhưng lúc nó work với mình vì nó là đòn bẩy hợp lý. Có lúc thì nó là đòn bẩy quá đà và mình không handle nổi, dẫn tới mình xấu hổ, buồn và không còn xuất hiện lại nữa. (Đọc thêm về đòn bẩy của mình ở đây)
notion image
Cũng review lại những lần mình chấp nhận mình ngoo, thì hóa ra nó dễ mang lại happy ending hơn. Vì mình ngoo nên mình tự tin với Beginner mindset, nó giúp mình học được nhiều thứ hơn.
Trong 6 tháng bắt đầu chơi C, mặc dù mình vẫn sợ người ta nghĩ mình ngooo, nhưng nhờ tinh thần Beginner Mindset, mình cũng tiến bộ đấy chứ (theo lời người anh đã chơi C với mình). Mỗi lần mình thắng, bằng những thứ mình học được thì mình đều rất rất vui và khoe về chiến tính lẫy lừng ấy. VUI
 

Bạn đi trước đối thủ mấy bước?

Cơ bản thì cờ vua hay cờ tướng mỗi người đi 1 lượt thay phiên nhau. Và thường thì mọi người sẽ được dạy hoặc nghe đâu đó là muốn thằng thì phải đi trước đối thủ bao nhiêu bước ấy. Kiểu như mình đi nước 1 thì đổi thủ sẽ đi nước 2, vậy thì mình đi 1 nước tiếp sau đó có đớp dc ngta không,… Cái này basic, chắc ai cũng hiểu, nhưng thứ bài học ở đây mình học được là, việc mình đang làm là chạy theo trend hay là có tính toán kĩ càng. Càng lớn thì chi phí cơ hội càng cao, do đó, nếu trong cuộc sống mà mình đi sai một bước thì dễ bay màu quá.
Thực tế cuộc sống còn khốc liệt hơn, mình đi một bước, đối thủ đi 5-6 bước luôn. Vậy là SML! Làm gì có kiểu suy nghĩ “Mình sẽ là thằng đầu tiên làm chuyện ấy”, tới khi “chuyện ấy” xảy ra rồi thì mỡi ngỡ ngàng là chục thằng khác cũng làm xong “chuyện ấy” và “làm” còn nhiệt hơn mình.
Do đó, mình cần học cách suy nghĩ là thứ mình có thể đi tốt hơn, xa hơn khi một trend gì đó xuất hiện hơn là mù quáng thấy người ta làm cái gì là mình lại đâm đầu vào làm cái đó.

Chơi C không chỉ là game trí tuệ, và hầu hết các game khác

Cái này là thứ mình thấy wow nhất khi chơi C. Vì từ bé tới lớn, mình thấy 2 bên đều chỉ nhìn vào bàn C thôi, và nó mang cho mình một góc nhìn là thắng thua của ván C đều chỉ nằm trên bàn C. Sau này có coi film Gambit hậu thì thấy main cũng dùng một số chiêu trò tâm lý để thắng được game đấu thì mình nghĩ là à cũng hay đó, nhưng mà cũng đâu apply được ở ngoài đâu nhỉ. Cho tới khi, mình áp đảo một vài ván và bị tâm lý lên thua sml. Người anh của mình dùng đủ bài vở tâm lý để khiến mình
  • Sợ không giám đi một bước quan trọng
  • Thao túng tâm lý để mình đi một bước có lợi cho ổng
  • Đẩy cái tôi của mình lên cao để mình tự hủy
Em có ăn con này không, không là anh hủy diệt em đó
Em có ăn con này không, không là anh hủy diệt em đó
Nên là hầu hết mình đều thua game, đa số bị lật kèo, thua một cách “khó chịu vô cùng”. Mình thấy được, nếu muốn chiến thắng, thì logic trên bàn cờ không phải là tất cả mà phải vận dụng tất cả những gì mình có thể, và đừng giới hạn chơi C thì tất cả chỉ nằm trên 64 ô cờ.
Đó cũng là lý do vì sao mình chỉ có chơi C offline thôi vì mình thích cái cách 2 bên tương tác với nhau để dành chiến thắng.
Mình nhận ra, những thứ mình làm, thứ mình chơi nó không chỉ gói gọn trong scope đó, mà nó còn nhiều tầng layer cao hơn mà để có thể tăng tỷ lệ thắng, thì mình còn phải chơi ở những layer như vậy nữa. Và hầu hết đều touch đến layer về con người.

Tâm trí bạn cần một sự bền bỉ, vì càng về sau, hậu quả cảng lớn

Vì mình bị lật kèo rất nhiều, nghĩa là mình đi ngoo rất nhiều lần. Và mình tức khi bị “lật kèo” vì những game mà mình đi ngoo từ đầu rồi thì đã thua ngay cmnr, làm gì có cơ hội app đảo mà “lật kèo”. Nhưng thứ khiên tâm trí của mình suffer, đó là game đấu càng kéo dài, thì nước đi “sai” mang lại hậu quả rất lớn. Dù cả game đấu áp đảo, nhưng tới cuối game chỉ cần đi ngoo thôi là coi như mất cả game đấu. Dopamin từ dương vô cùng, rơi oạch xuống lòng đất.
Chân bền bỉ những não thì không
Chân bền bỉ những não thì không
Thực ra mình đã phải chịu hậu quả rất nhiều cho bài học trên nhưng mình không học được cho tới khi chơi cờ. Mình ở trong thị trường blockchain đã qua 3 cycles, cycle nào cũng là khởi đầu thuận lợi, đắm chìm trong lợi nhuận và sau đó mất hết. Còn nhớ mùa đầu tiên, mình còn là sinh viên, tham gia thị trường với 20tr, lúc đỉnh điểm mình có 600tr trong tài khoản. Hồi đó mình chỉ mơ ước là chơi coin đủ tiền để mua 1 con Macbook Pro 2017 full option. Nhưng game càng về sau, mình lại càng không tỉnh táo, và một nước đi sai, kéo theo 4-5 bước đi sai tiếp theo, cho tới cuối mùa mình mất hết, chả có con Macbook nào cả, chỉ còn lại một khoảng trống ở trong lòng và trong… tài khoản.
Dĩ nhiên qua mỗi cycle, mỗi ván cờ thì mình cũng đều bớt thua ngoo hơn. Những nó tiến bộ là do tự nhiên chứ mình chưa bao giờ nghĩ tới nó cả. Nhờ những ván cờ mình lại hiểu sâu sắc hơn về việc cần có một tâm trí bền bỉ. Vì game đấu càng lâu, thì tâm trí càng bị bào mòn, mà ngược lại hậu quả của việc đi sai thì lại càng tăng cao. Và chỉ cần một lần tâm trí gục ngã có khi là không thể cứu vãn được nữa.
Do đó, mình thấy càng lớn hơn, càng làm sâu về thứ gì hơn thì càng phải quan tâm tới sức khỏe của tâm trí.
 

That’s it, hy vọng những thứ mình học được giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn tìm thấy được nhiều điều thú vị trong hành trình của mình. Dù là thằng hay thua, dù nó có bào mòn tâm trí bạn hay không, nếu để ý bản thân một xíu thì mình tin là nó sẽ giúp mình hiểu mình hơn
 
 

Loading Comments...

Follow me @thanhledev

Xin lỗi các bạn vì thời gian qua mình không dành thời gian viết nhiều. Dạo này mình khá bận cho dự án https://getnimbus.io. Check it out 🥳