Một số suy nghĩ về Lương

Tại sao nên đọc bài này

  • Cách xin tăng lương
  • Nhảy việc để tăng lương liệu có hiệu quả?

Lương 💸

Chưa đi làm, mới đi làm, đã đi làm hết nửa cuộc đời, hay thậm chí đã nghĩ hưu thì mình luôn tin là hầu hết mọi người đều sẽ quan tâm tới lương. Mình không rõ các ngành khác có suy nghĩ về lương như thế nào nhưng đối với mình, ngành mình đang làm thì lương luôn là một thứ gì đó rất rất quan trọng và được mọi người chú ý.
notion image
Hồi còn đi học, thực tập chỉ ước ao được trả lương, cũng không biết mình cần tiền không, chỉ biết nếu có lương thì mình đã thể hiện mình giỏi hơn 70% những thằng sinh viên khác cũng khóa
Mới ra trường đi làm, cũng quan tâm vì lương nên đi search về lương, rồi sợ do mình qua nguk ngok không deal lương dc nên bị người “Sử dụng lao động” lừa 🥹. Thậm chí mình đã đi hỏi cậu mình và nhận được câu trả lời là “cháu phải deal lương tối thiểu 8tr5 vì dưới mức đó thì mày học 4 năm đại học xong lương chả hơn gì bưng bê cafe cả”. Ấy vậy mà cuối cùng mình vẫn đi làm với mức lương…4tr (năm 2018) 🙃. Lúc này mình xấu hổ lắm, vì nói rà bố mẹ sẽ kiểu, mày thua cả lương đi làm vườn à. Nói ra với tụi bạn sv cũng khóa thì sẽ có peer pressure là tụi nó đi làm lương nghìn đô cả rồi. Nói với những đứa bạn cấp 3 thì lại càng không, nói ro thế éo nào tụi nó chả nghĩ trong bụng “Thằng này hồi xưa học cũng khá, học đh cũng có tiếng mà giờ lương bèo nhèo” nhục chết :)))
Đã làm được một thời gian rồi thì câu chuyện lương vẫn là thứ ám ảnh mình, mình được tăng lương, mức lương của mình so với mọi người chắc cũng khá - mình nghĩ vậy. Nhưng nếu so với market thì cũng chả giám nói ra. Dần dần số lượng người mình tiếp xúc bên ngoài cùng giảm dần, những suy nghĩ như vậy cũng dần biến mất.
Vậy lương là gì?
là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.
 
Theo quan điểm cải cách tiền lương năm 1993, tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu về sức lao động trên thị trường quyết định và được trả cho năng suất lao động, chất lượnghiệu quả công việchttps://vi.wikipedia.org/wiki/Tiền_lương
 
Không ngờ trong luật mà họ define một cách cực kì chi tiết và đầy đủ như vậy. Đầu tiên là lương của bạn là thỏa thuận của bạn với bên thuê bạn. Và cái deal này sẽ phù hợp với
  • Thị trường - Ngành IT đang hot, khát nhân lực thì đương nhiên mặt bằng lương sẽ cao hơn các ngành khác
  • Năng suất - Một giờ bạn done bao nhiêu task, code được bao nhiêu screen?
  • Chất lượng - Cùng một output có vẻ giống nhau, cái thì sài hồi bug, cái thì sài cả lúc không bug
  • Hiệu quả công việc - Với cái output đó nó tạo cho người khác bao nhiêu value (Cái này mình tạm … dịch như vậy cho nó hợp lý)
 
Thường các bạn đọc tới đây chắc 99.69% là đang làm bên ngành này rồi nhỉ, nên chắc chắn ít nhiều cũng có cái nhìn về thị trường IT như thế nào rồi. Mình xin nói ngắn gọn “Vua của mọi nghề 👑, nghe nói có thằng em sinh năm 96…”
Năng xuất, chất lượng, hiệu quả công việc thì mình sẽ nói dưới góc nhìn như thế này cho dễ hiểu nhé.
Năng suất lao động: Bạn tạo ra được 2 value/h
Thời gian lao động: Một tháng bạn làm 160h
Ví dụ một tháng bạn làm ra: 2*160 = 320 value, được trả lương cho ví dụ là 16tr đi
Vậy là ở market công ty hiện tại bạn đang làm, 1 value tương đương với 50k, một giờ bạn làm được 100k
Lương 💰 = (năng suất 👨‍💻 * thời gian ⏰)*market 🛒
Đương nhiên sẽ có một số thứ như kiểu bạn làm ra cái người ta tự nhiên ưng ý hơn hay là đúng timeline gì đó nên được bonus thêm, cái này mình tạm bỏ qua nhé

Vậy làm seo để tăng lương 🤑

Ok đã mô hình hóa được việc tăng lương, thì bạn cũng dễ thấy để tăng lương thì tăng 1 trong 3 biến (hoặc cả 3)
  • Thời gian
  • Market
  • Năng suất
 
Cùng phân tích 3 cái này nhé
⏰ Thời gian:
Ok mỗi người đều có thời gian là 24 giờ một ngày, và thường mọi người đi làm sẽ vào tầm 40h một tuần, 160h một tháng. Vậy là giới hạn tiền lương của các bạn sẽ nằm trong khoảng 160h tới tầm 200h một tháng (Phải để thời gian ăn ngủ nghĩ nữa chứ pa)
Và đối với mình, mình tin 40h một tuần là một con số khá đơn giản cho mỗi người, 50h là con số khá ổn, 60h/tuần là con số danger vì nó sẽ ảnh hương tới sức khỏe của bạn.
notion image
Bạn có thể code 60h/tuần nhưng tuần sau thì chỉ code dc 20-30h/tuần hoặc làm đủ 40h nhưng không hiệu quả thì cũng vậy 🙂. Bực nhất là đứa nào OT code cố vô rồi tuần sau xin nghỉ hoặc code bug không xong lại nói lý do là do tuần trước em OT. Ủa Alo ?_?
💡Nếu bạn đang làm nhiều giờ hơn bình thường, thì cư dân mạng gọi là bạn đang làm việc cần cù
 
🛒 Market:
Tới đoạn các bạn hay nghe rồi đó: “nhảy việc” - bạn nhảy từ công ty này qua công ty khác nghĩa là bạn đang đổi market làm việc. Và do việc đổi market đó, họ sẽ có cách đánh giá value của bạn khác đi so với công ty cũ. Dĩ nhiên là hầu hết mọi người nhảy việc đếu có tiêu chí lương phải cao hơn cty cũ (mình nói là hầu hết thôi nhé), thì ở đây đơn giản là bạn đang đi tìm một market định giá value của bạn cao hơn.
Đối với mình mọi người đang hơi lạm dụng nó quá, vì mình thấy mọi người hay mặc định muốn tăng lương là auto nhảy việc, no matter quan tâm tới môi trường hay thứ mình thật sự muốn ở một công ty là gì.
notion image
Dĩ nhiên là việc này không xấu, mình chỉ nghĩ nó không phải là con đường cỏ thể làm liên tục và lâu dài được. Bạn không thể 1 năm nhảy 3-4 công ty được, càng nhảy nhiều bạn sẽ càng khó nhảy. Và dù bạn có nhảy nhiều, sẽ tới một lúc bạn nhận ra là mình có nhảy nữa thì lương của bạn cũng chỉ có vậy. Nhiều khi chỉ vì công ty đó cần người mà trả cho bạn cao hơn một chút thôi.
💡 Nếu bạn đang tăng lương bằng cách “nhảy việc”, thì cư dân mạng gọi bạn là “bạn đang tìm kiếm môi trường phù hợp”
 
👨‍💻 Năng suất:
Có bao giờ bạn suy nghĩ sao mỗi người cũng có 24 giờ mà có người thì lương cao có người lại lương thấp không? Kể cả khi làm chung trong công ty
notion image
Có thằng làm bục mặt lương 4tr, có anh sếp ăn rồi tối ngày chửi nhân viên, lương tháng chắc mấy chăm trịu chưa kể cuối năm còn được vinh danh
Tất cả đều nằm ở chỗ một giờ của bạn đang giá bao nhiêu? Một giờ của bạn code được mấy screen, một giờ của bạn làm được bao nhiêu logic, một giờ của bạn tạo ra được solution fix với prj đang làm,…
💡Nếu bạn đang tăng lương bằng cách làm “Năng suất hơn”, thì cư dân mạng gọi bạn là “bạn đang làm việc một cách thông minh”

Năng suất là … vua

Productivity is king
notion image
Trong ba thứ ở trên, mình tin rằng Năng Suất là thứ tối quan trọng khi bạn đang muốn build một career đúng nghĩa, thậm chí ngắn hơn là kiếm nhiều tiền một cách lâu dài. Bạn muốn từ Junior trở thành Senior, rồi thành Tech lead, CTO,.. thì cuối cùng cũng là một career path để một giờ của bạn có nhiều giá trị hơn… và đồng thời bạn cũng happy với con đường đó.
Việc suy nghĩ để làm sao một giờ có thể tạo ra nhiều value hơn có thể là:
  • Làm sao làm mấy task đơn giản nhanh hơn nhỉ?
  • Làm sao handle task khó một cách mượt mà hơn
  • Code làm sao để ít bug nhất
  • Biến việc khó thành việc dễ
  • Giúp cho các bạn Junior làm tốt các việc dễ, để mình dành thời gian làm việc khó hơn

Một số suy nghĩ thường gặp

Em thấy em giỏi lên nhưng mãi không ai tăng lương cho em 😭

Vấn đề là như vầy, em “thấy” em giỏi hơn là một thứ cảm giác. Có thể em thấy vậy nhưng thực sự em không vậy, có thể em thấy vậy nhưng mọi người không “thấy” vậy.
Và dù việc em “thấy” vậy có đúng hay không, thì việc để em được tăng lương là khiến cho mọi người “thấy” em giỏi lên, và từ đó cũng đồng ý với việc em tạo ra nhiều value hơn.
Và back lại việc em có giỏi hơn thật, thì nếu em lại vì việc đó mà làm ít giờ hơn thì value bạn tạo ra vẫn như nhau mà. Nên nếu không được tăng lương trong case này thì mình thấy vẫn make sense

Em thấy em làm nhiều hơn mà sếp không tăng lương cho em 😭

Hmm, cái này phải suy nghĩ xem tại sao em lại đang làm nhiều? Bạn code bug nhiều quá nên phải spend thêm thời gian để fix bug? Hay là trễ deadline nên phải OT thêm cho kịp milestone với khách hàng? Hay đơn giản là bạn thấy công việc hiện tại ít quá và bạn muốn làm nhiều hơn.
Mình nghĩ khi bạn muốn làm nhiều hơn thì nên community với sếp để có thể clear rõ vụ bạn làm nhiều hơn để tạo ra nhiều value hơn, để từ đó có được tăng lương.
Còn trong case nếu bạn thăng thời gian làm nhưng do năng xuất của bạn khá tệ nên chuyện không tăng lương là việc cũng vẫn make sense mà

Công ty không trả tiền OT cho em 😭

Hmm cái này theo mình biết là tùy công ty. Công ty trước đây mình làm không được trả tiền cho việc đó, và công ty gần đây nhất khi phỏng vấn mình thì cũng có hỏi tới vấn đề OT. Và mình cũng trả lời là “Miễn là công việc thú vị và deliver goal cho công ty, tao thấy lâu lâu OT không phải là vấn đề, tao happy làm việc đó”
Cũng có một số công ty trả tiền cho việc OT. Tuy nhiên thì mình cũng không thích việc này lắm, vì đôi khi nó khuyến khích mọi người làm giờ hành chính bằng 50% sức mạnh, để dành 50% sức mạnh đó làm OT nhận lương hai đầu. Việc này khiến năng suốt của mình auto sụt xuống 50%, và dần dần có thể biến mình thành con người auto làm việc ở 50% sức mạnh luôn.
Back lại việc trả tiền OT hay không, mình suy nghĩ đơn giản là nếu công ty thực sự cần thêm resource thì việc deal với bạn để OT thì mình nghĩ công ty nên trả tiền cho case này. Còn trong case mà bạn plan dở, code bug thì bạn OT nghĩa là đang trả lại value cho việc trước đây bạn deliver không tới mà, lý do gì mà đòi có tiền cho việc này pa.

Em muốn tăng lương những mà … ngại 🥹

Cái này là thứ mình gặp phải trước đây và mình thấy cũng có nhiều nhiều người gặp phải. Ngay cả những người đã đi làm cả chục năm thì cũng vẫn kiểu ngại khi xin tăng lương, nên nếu họ muốn tăng thì họ…. nhảy việc. Có vẻ xin nghỉ việc và tìm một môi trường khác ít “ngại” hơn 💁‍♂️
Hồi đó mình cũng muốn tăng lương và mình cũng ngại, nhưng may mắn có được sếp mình chỉ cho cách khá clear, hãy nói trực tiếp với sếp của em như sau:
  • Em muốn được tăng lương lên mức X, sếp hay chỉ cho em những tiêu chí gì để em có thể làm được việc đó trong 3 tháng tiếp theo
  • Sau 3 tháng thì nếu bạn đạt được những thứ đó, thì làm gì có lý do gì để không được tăng lương đâu nhỉ?
Sắp tới em sẽ làm tốt hơn, sếp chuẩn bị tăng lương cho em nhé 😆
Sắp tới em sẽ làm tốt hơn, sếp chuẩn bị tăng lương cho em nhé 😆
Đó nói vậy thôi nhưng câu chuyện cực kì rõ ràng, bạn communicate là bạn muốn tăng lương lên mức X, và bạn cũng trao đổi với sếp việc bạn có thể tạo ra nhiều hơn value ở đâu, đong đếm như thế nào. Vậy là xong làm được thì tăng lương, không làm được thì lại nói chuyện tiếp
Mình thấy hầu hết mọi người đều có suy nghĩ là mình giỏi hơn, mình làm nhiều hơn mà chờ hoài chả thấy ai tự động tăng lương cho mình cả. Cái này thì cũng dễ hiểu mà, bạn có giỏi hơn, làm nhiều hơn thật nhưng nếu người khác không thấy value bạn tạo ra được tăng lên ở đâu, tăng như thế nào thì làm sao họ tự tin tăng lương cho bạn được, thông cảm cho sếp với.

Lý do mình nghĩ “Nhảy việc” vì lương là không tốt

notion image
Mình hay ví von khi bạn đang cân nhắc giữa việc phải giỏi lên để được tăng lương với chuyện nhảy việc như là
Bạn chọn tăng rất nhiều lương sau này hay bạn chọn mỗi lần tăng một chút và tới một lúc bạn không thể nào tăng được nữa
Việc mình ví von như vậy vì đôi khi một vài bạn có suy nghĩ là khi nhảy việc, mình được tăng lương nghĩa là mình có giá trị hơn, mình tạo ra được nhiều giá trị hơn. Hoàn toàn không, giá trị bạn tự tạo ra được chỉ được tính bằng (năng suất * thời gian) thôi, và bạn lại nghĩ đổi môi trường khiến bạn giỏi lên thì sau này, tới một lúc giá trị của bạn vẫn vậy trong khi mọi thứ xung quanh luôn tiến hóa. Vậy là mọi người tăng lương, còn bạn thì không.
Còn nếu bạn thật sự thấy môi trường hiện tại đang undervalue bạn tạo ra, hoặc đơn giản bạn muốn có một không khí làm việc tốt hơn thì hãy thử nhảy việc. Tuy nhiên, việc nhảy việc cũng mang lại rủi ro của riêng nó, bạn đang đánh đổi môi trường mà bạn biết rõ để nhảy sang môi trường mà bạn gần như chả biết gì cả. Có chắc môi trường mới có tốt hơn? Và nếu nó tệ hơn, bạn cũng đã mất thời gian cho môi trường mới, đồng thời cũng đánh mất cả môi trường cũ
 

Lời cuối

Mình tin là mọi thứ đều xoay quanh việc bạn tạo ra được bao nhiêu value cho công ty. Do đó hãy bỏ suy nghĩ deal lương công ty thì sẽ có bên thiệt bên lợi, hãy bỏ qua suy nghĩ ông kia không làm gì mà ở role senior, trong khi mình cày bục mặt mà đang là Junior,… tới một ngày thì mọi thứ sẽ đều công bằng thôi.
Hãy tạo ra nhiều value hơn và trước sau gì bạn sẽ được trả lại nhiều hơn, bỏ qua những thứ râu ria đi. Cuộc sống ngắn ngủi hơi đâu bận tâm vào những thứ như vậy nhỉ? 😉

Những bài viết “lan quyên”

Loading Comments...

Follow me @thanhledev

Xin lỗi các bạn vì thời gian qua mình không dành thời gian viết nhiều. Dạo này mình khá bận cho dự án https://getnimbus.io. Check it out 🥳